Làm thế nào mà một doanh nhân đầy mâu thuẫn, thiếu thận trọng, liều lĩnh và ương ngạnh tới mức bị đẩy ra khỏi công ty mình đã sáng lập lại có thể trở thành một CEO tôn kính, người đã giải nguy cho Apple và tạo ra cả một dòng những sản phẩm định hình nên cả một thời đại. Ngoài Steve ra, thử xem trên thế giới này có ai có thể thành công trên cả 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: máy tính, âm nhạc và phim hoạt hình. Đó là những câu mọi người thường nói về Steve Jobs, cựu chủ tịch hãng công nghệ Apple, một trong những công ty đáng ngưỡng mộ nhất hành tinh.
Bảng tóm tắt thông tin tỉ phú Steve Jobs
Tên đầy đủ | Steven Paul Jobs |
Ngày sinh | 24 tháng 2, 1955 – 5 tháng 10, 2011 |
Cung hoàng đạo | Song Ngư |
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Nơi sinh | San Francisco, California, Hoa Kỳ |
Nổi tiếng với | Chủ tịch và CEO, Apple Inc |
Giá trị tài sản ròng | 8,3 tỷ $ (2011) |
Gia đình |
|
Cha mẹ | Đang cập nhật |
Anh chị em | Đang cập nhật |
Vợ | Laurene Powell (1991–2011) |
Con cái | 4 |
Hồ sơ Media |
|
Hồ sơ Instagram | https://www.instagram.com/stevejobsok/ |
Hồ Sơ Twitter | Đang cập nhật |
Fanpage Facebook | Đang cập nhật |
Trang web chính thức | Đang cập nhật |
Youtube Channel | Đang cập nhật |
Hồ sơ Wikipedia | https://vi.wikipedia.org/wiki/Steve_Jobs |
Đứa trẻ bị từ chối
Steven Paul Jobs sinh tháng 2 năm 1955 tại San Francisco, bang California. Mẹ ông là bà Joanne Carole Schieble, một sinh viên mới tốt nghiệp. Còn cha là Abdulfattah John Jandali, một người Hồi giáo nhập cư từ Seriea. Lúc bà Joanne có thai, gia đình cương quyết không cho bà kết hôn với một người nhập cư Seriea. Do đó, bà đã chuyển đến San Francisco, Schieble gặp rất nhiều khó khăn và quyết định sẽ đem đứa con còn đang trong bụng làm con nuôi. Điều quan trọng nhất mà bà Schieble đặt ra là bố mẹ phải là người từng tốt nghiệp đại học, bởi bà mong muốn sau này con mình được hưởng một chế độ giáo dục tốt nhất.
Một cặp vợ chồng là luật sư nhận nuôi đứa trẻ chưa chào đời nhưng khi cậu bé Steve ra đời, cặp vợ chồng này bất ngờ từ chối và nói họ chỉ muốn một đứa con gái. Cuối cùng và chi bộ quyết định giao con trai cho vợ chồng Paul và Clara Jobs sống ở thành phố Mountain View, bang California với cam kết chắc chắn sẽ cho đi học đại học khi cậu trưởng thành. Cuộc đời của người sáng lập tập đoàn Apple đã khởi đầu một cách đầy kịch tính như thế.
Từ kẻ luôn gây rắc rối đến học sinh xuất sắc
Ngay từ nhỏ đã được cha mẹ nuôi cho làm quen với những thiết bị điện tử và tập đọc trước khi nhập học. Chính vì thế, cậu bé luôn cảm thấy trường tiểu học nhàm chán và không thể giải đáp hết những tò mò của mình, thậm Steve Jobs chí còn bị đình chỉ học vì luôn là người đứng đầu trong các trò nghịch ngợm, quậy phá trong trường học.
Đến năm lớp 4, Steve Jobs lại cảm thấy đam mê với học tập nhiều một người giáo viên tên Teddy Hill. Vậy mà Steve Jobs từ một cậu bé ngỗ nghịch trở thành học sinh xuất sắc nhất trường. Chính nhà trường đã khuyến khích gia đình cho cậu bé học vượt 2 lớp và nhập học luôn tại trường trung học cơ sở.
Quyết định sáng suốt
Khi còn học trung học, thường xuyên có mặt các lớp tìm hiểu và tiếp thu về điện tử học do các kỹ sư ở Cty Hewlett – Packard ở Palo Alto, California giảng dạy. Sau đó, ông được tuyển vào làm ở công ty này và làm quen với người bạn Steve Wozniak, là một thiên tài kỹ thuật. Hơn Steve 5 tuổi, ông rất giỏi về kỹ thuật nhưng ông lại kém quyết đoán và không có kiến thức và sở trường kinh doanh. Có thể nói, việc Steve gặp Wozniak là một bước ngoặt sang trang trong cuộc đời của cả hai người.
Đúng như cam kết với bà Schieble, gia đình Jobs đã cho Steve đi học đại học vào năm 1972. Sau khi ông tốt nghiệp trung học đã quyết định chọn trường đại học Great Portland, Oregon. Nhưng chỉ sau 6 tháng, ông quyết định bỏ học. “Tôi đã quá ngây thơ khi chọn một trường rất đắt đỏ và toàn bộ số tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi phải đổ vào học phí”. Steve Jobs tâm sự rằng việc bỏ học khá là đáng sợ, nhưng hoá ra lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất mà ông thực hiện.
Sau khi nghỉ học, không vội vàng đi tìm việc như những niên khác, chàng thanh niên 18 tuổi khi đó đã tìm đến một ngôi chùa ở Ấn Độ trên đất Mỹ để học thiền và nghe giảng về giáo lý nhà Phật. Hồi tưởng lại quãng thời gian đó Steve nói: “Khi đó là một người không có tiền, không có nhà ở, tôi đã phải ở cùng với một người bạn. Công việc chủ yếu tôi làm để duy trì cuộc sống đó là thu gom vỏ trai Coca Cola rồi đem bán. Cuối tuần tôi lại đến giáo đường để ăn chay. Cuộc sống khi đó thật thanh tịnh và chính khoảng thời gian đó tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ. Đó chính là những kinh nghiệm, những bài học quý báu mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu được.
Steve Jobs bỏ học nhưng không phải để đoạn tuyệt với giáo dục mà để ngừng học những lớp mà ông không thích và để học những môn mà ông thấy thú vị như tham gia lớp thư pháp tại trường đại học nơi ông đã từng theo học. Chính Steve cũng không ngờ rằng lớp học đã giúp ông thiết kế các mẫu chữ tiêu chuẩn trong máy tính sau này.
Thành lập Apple
Năm 1974, khi tròn 19 tuổi, Steve Jobs vào làm việc tại một công ty máy tính chuyên thiết kế các trò chơi. Năm 1976, khi 20 tuổi, ông và người bạn thân của mình là Steve Wozniak thiết kế ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Đối với Wozniak thì việc phát minh ra chiếc máy tính cá nhân này chỉ là trò chơi, nhưng đối với Steve Jobs thì đó là sản phẩm có thể kiếm được tiền.
Một năm sau, công ty máy tính Apple đã ra đời với hai ông chủ tuổi đời còn rất trẻ, Steve Paul Jobs 21 tuổi và Steve Wozniak 26 tuổi. Khách hàng đầu tiên của công ty máy tính Apple chính là em gái của Jobs. Chỉ một năm sau, doanh thu của công ty đã đạt mức một triệu đô la Mỹ.
Vất vả trên con đường tiến thân
Sự nghiệp của Lên như diều gặp gió, số nhân viên của công ty Apple sau 10 năm được thành lập đã lên tới con số 4000 và giá trị của nó đã đạt một con số kỷ lục vào khi đó – 2 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, việc buôn bán của công ty Apple có dấu hiệu đi xuống. Để cải thiện tình hình, năm 1983, Steve Jobs đã thuyết phục John Sculley khi đó là Giám đốc điều hành của Pepsi. “Ông có muốn dùng cả cuộc đời mình để bán kết thứ nước có đường đó hay muốn cùng tôi làm thay đổi cả thế giới?” Chính vì sự thuyết phục không giống ai này của Steve, Sculley đã đồng ý về Apple để quản lý công ty cùng ông.
Khi hai người cùng làm chủ với những ý kiến và quan điểm làm việc khác nhau, tất yếu sẽ xảy ra tranh cãi rạn nứt. Apple không những không giải quyết được những vấn đề trước mắt mà còn lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Lúc đó, những đề xuất và kế hoạch khôi phục công ty của John Sculley được sự chấp thuận lớn từ Hội đồng quản trị Apple Vào năm 1985, Steve Jobs đành phải ngậm ngùi chia tay công ty do chính ông sáng lập ra.
Tính cách thay đổi số phận
“Khi chia tay Apple, tôi cảm thấy mình như vừa mất đi một phần thân thể vậy. Khi đó tôi mới 30 tuổi, còn rất nhiều việc phải làm nhưng lại chịu một thất bại đau đớn như thế. Tinh thần xuống dốc là điều không thể tránh khỏi.” – Steve đã nói về khoảng thời gian khi ông vừa rời bỏ Apple ra đi.
Vài tháng sau chia tay, Steve đã không dậy được tinh thần để tiếp tục công việc của mình. Khi đó, ông đã cho rằng “ta là một người thất bại”. Nhưng sau khi được nói chuyện với một người từng đoạt giải Nobel về việc thành lập công ty mới, Steve như được hồi sinh với những ý tưởng và kế hoạch cho công ty mới của mình.
Vào năm 1986, công ty Computer ra đời, cũng trong năm nay đã bỏ ra một số tiền là 10 triệu đôla Mỹ để mua lại xưởng hoạt hoạ The Graphics Group của Lucasfilm và sau này thì đổi tên thành Pixar. Sau này xương hoạt hoạ Pixar đã nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ với phim truyện 3D dùng công nghệ tạo hình máy tính như: Câu chuyện đồ chơi, Gia đình siêu nhân, Đi tìm Nepo và rất nhiều lần đã giành giải Oscar dành cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Ngày 24 tháng 1 năm 2006, hãng phim Walt Disney bỏ ra 7,4 tỉ đô la để mua lại Pixar Animation Studio. Sau thương vụ này, Steve Jobs có một chỗ trong Hội đồng quản trị và là cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Disney cùng với công ty máy tính NeXT. Cuối năm 1996, sau khi vị trí CEO bị thay đổi nhiều lần, Apple tuyên bố mua NeXT, mở đường cho Jobs về lại với Apple. Tháng 7 năm 1997, Jobs giữ chức CEO và đem đến sự thịnh vượng cho Apple bằng những sản phẩm kỳ diệu, có tính sáng tạo cao trong ngành công nghệ thông tin như iMac, ipod, Macbook Pro và cho ra mắt huyền thoại công nghệ mang tên iPhone.
Triết lý làm việc khác người
Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông. “Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và cố gắng thoả mãn mong muốn của họ. Vì khi bạn làm được điều đó, họ sẽ muốn những cái khác mới mẻ hơn.” Lý luận đối với ông không chỉ đi trước mà phải vượt xa thiên hạ. Ông muốn vượt trước người khác một quãng đường dài để không ai có thể theo kịp và luôn định hình toàn bộ sân chơi của mình.
Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải là thứ mà hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010, trừ mức lương tượng trưng một đôla Mỹ. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997.
Một con người bình dị
Vào năm 17 tuổi, Steve đã đọc được một câu ngạn ngữ “Nếu bạn coi ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình thì mọi việc gì khó khăn đến đâu cũng đều nằm trong tầm tay bạn”. Câu nói này đã theo Steve Jobs suốt những năm tháng trong cuộc đời sau này và ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sự nghiệp của ông.
Năm 2004, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị một khối u trong tuyến tuỵ. Bác sĩ đã cam đoan đây là một mệnh chưa chữa được. Thời gian duy trì cuộc sống của ông chỉ là từ 3 đến 6 tháng. Thời điểm này gần như tuyệt vọng. Nhưng một điều kỳ diệu đã xuất hiện sau khi nghiên cứu và xét nghiệm kỹ càng lại trường hợp bệnh của bác sĩ đã thông báo một tin mừng bệnh của ông có thể phẫu thuật được. Và đúng như mong đợi, sau lần phẫu thuật đó, sức khoẻ của Steve nhanh chóng bình phục. Sau lần đối diện với tử thần này, tinh thần và sức làm việc của Steve dường như được tăng lên rất nhiều.
Đối với vợ và bốn người con thì ông luôn là mẫu người chồng và người cha lý tưởng. Đối với nhân viên của mình, Steve Jobs là một hình tượng của một vị CEO tham công tiếc việc, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, một tài năng lớn về sự lãnh đạo và quản lý.
Vài năm sau trở nên gầy gò và xanh xao một cách rõ rang. Tháng 1 năm 2009, ông giải thích hiện tượng này là do cơ thể bị mất cân bằng hormone và việc điều trị rất đơn giản nhưng chỉ vài tuần sau ông đã phải tạm nghỉ ở Apple để đi điều trị và ghép gan mới. Cứ như Jobs đã sống khát khao sống dại khờ cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng vào năm 2011 trong vòng tay của vợ và 3 người con sau một năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tuỵ.