Tony Hseih

Cùng với sự phát triển của internet. Giám đốc điều hành của Zappos – Tony Hsieh, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới về sản phẩm giày dép đã góp phần tạo ra một cuộc cách mạng trong việc phân phối giày dép. Không chỉ dừng lại ở cái tên triệu phú bán giày được người đời ngưỡng mộ, Tony Hsieh còn từng bước trở thành nhà đầu tư tài ba, được cả thế giới công nhận và gây ngạc nhiên bởi lối sống giản dị của mình. Với anh, cuộc sống đơn giản chính là điều hạnh phúc.

Cùng Lanhdao.net tìm hiểu về tiểu sử của Tony Hsieh, hành trình từ cậu bé đam mê kinh doanh đến triệu phú bán giày giản dị nhất thế giới trong bài viết dưới đây.

Bảng thông tin tóm tắt về Tony Hsieh

Tên đầy đủ Tony Hsieh
Năm sinh 12/12/1973
Tuổi 47
Quốc tịch Mỹ
Nơi sinh Illinois
Chiều cao Đang cập nhật
Được biết tới với Doanh nhân internet, nhà đầu tư mạo hiểm
Giá trị tài sản ròng 840 triệu USD (2008)
Gia đình
Cha mẹ Judy và Richard Hsieh
Vợ Đang cập nhật
Con cái Đang cập nhật
Social Profile
Fanpage Facebook Đang cập nhật
Hồ sơ Twitter Đang cập nhật
Hồ sơ Linkedin Đang cập nhật
Hồ sơ Instagram Đang cập nhật
Hồ sơ Wikipedia Đang cập nhật
Trang web chính thức Đang cập nhật
Youtube Channel https://en.wikipedia.org/wiki/Tony_Hsieh

Tony Hsieh là ai?

Tony Hsieh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1973, gia đình có cả bố và mẹ đều là người Đài Loan, nhập cư vào Mỹ.  Anh được sinh ra ở bang Illinois và lớn lên ở khu vực vịnh San Francisco, California Cùng với hai người em trai của mình.

Chân dung "triệu phú bán giày" Tony Hsieh
Chân dung “triệu phú bán giày” Tony Hsieh

Với suy nghĩ non nớt rằng khi cắt đôi 1 con giun thành 2 phần, 2 phần đó sẽ lớn thành hai con giun khác nhau. Cậu bé Tony Hsieh đạ tin rằng mình xây dựng một trang trại bá giun từ bột hộp bùn với hơn một trăm con giun đất. Kế hoạch thất bại thì Tony không hề nản lòng, nhanh chóng thực hiện các phi vụ kinh doanh khác như bán thiệp, làm và bá khuy áo.

Thời phổ thông thể hiện rõ bản chất là một cậu học trò thông minh, nhận được sự quan tâm đón đầu của nhiều trường đại học hàng đầu như Sanford,… nhưng theo nguyện vọng của gia đình, Tony Hsieh đã chọn Harvard làm nơi tiếp tục những ý tưởng kinh doanh của mình.

Tại Harvard, Tony Hsieh bắt đầu kiếm tiền bằng việc bán các đề cương ôn tập. Số tiền kiếm được chàng sinh viên đầu tư vào việc kinh doanh Pizza. Anh làm quản lý bán hàng cho hãng Quincy  Grue trong khu vực ký túc xá của mình. Cũng chính nhờ việc kinh doanh của mình Tony Hsieh đã gặp được Alfred, CFO của Zappos sau này.

Cha đẻ của mạng lưới quảng cáo Linkexchange

Trong thời gian học tại Harvard, Toy Hsieh cũng đã thực tập ở một vài công ty công nghệ và bắt đầu làm quen với thứ gọi là www. Đến năm 1995, tốt nghiệp với tấm bằng khoa học máy tính trong tay, Tony Hsieh và bạn cùng phòng là Sanjay được nhận vào tập đoàn Oracle, một hãng phần mềm, một công ty quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới.

Họ làm một công việc mà Tony Hsieh mô tả là việc nhẹ, lương cao nhưng lặp đi lặp lại và vô cùng nhàm chán. Vốn là người có cá tính, thích sự tự do Tony và Sanchez quyết định bắt đầu làm gì đó vào các buổi tối và cuối tuần cho vui và chống lại sự nhàm chán. Bắt đầu với Internet, dịch vụ xây dựng website cho các công ty. Có những đơn hàng đầu tiên cũng là lúc tôi và người cộng sự quyết định rằng họ cần nghỉ việc tại Oracle để tập trung cho công ty mới chỉ sau 5 tháng làm việc tại đây.

Tuy nhiên, vào những năm 1995, khi mạng Internet vẫn là một thứ gì đó còn khá mới mẻ, cho dù đó là thị trường Hoa Kỳ, cả hai nhanh chóng nhận ra EMS không phải là điều họ thực sự muốn làm. Họ chỉ đơn giản thích ý tưởng làm chủ và tự điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Tony Hsieh và Sanchez lại tiếp tục hành trình ngày đêm tìm kiếm ý tưởng họ coi là thú vị và không nhàm chán.

Năm 1996, Hsiehbắt đầu phát triển các ý tưởng cho một mạng lưới quảng cáo trực tuyến nơi mà các Thành viên tham gia được phép quảng cáo trang web của họ trên mạng lưới này thông qua việc hiển thị các banner quảng cáo.  Hsieh và cộng sự đã gọi sản phẩm này là LinkExchange và cho ra mắt vào tháng 3 năm 1996. Hsieh giữ vai trò là giám đốc điều hành và sau đó đã nhanh chóng tìm thấy 30 khách hàng lớn đầu tiên. LinkExchange phát triển rất nhanh trong vòng 90 ngày sau đó, đã có hơn 20.000 trang web lớn người yêu cầu tham gia vào mạng lưới và có các banner quảng cáo hiển thị trên 10.000.000 lần Nhiều nhà tài phiệt ngỏ ý mua lại Linh với mức giá cao kỷ lục 20.000.000 đô tại thời điểm năm 1996 nhưng đều bị Tony và người cộng sự từ chối

Thương vụ triệu đô và Quỹ Những chú ếch mạo hiểm

Đến năm 1998, LinkExchange đã có hơn bốn trăm ngàn thành viên và 5000.000 quảng cáo luân chuyển mỗi ngày khi quy mô của LinkExchange đã tăng từ mức hơn 100 nhân viên Tony nên bắt đầu cảm thấy những điều khác lạ từ một môi trường 1 người vì mọi người, mọi người vì một người đứa con LinkExchange của tôi đã trở thành nơi đầy những chuyện chính trị, địa vị và những lời đồn thổi, đó cũng là lúc anh bắt đầu nghĩ đến chuyện rời công ty

cùng thời điểm này, với sự phát triển mạnh mẽ của Linkexchange ông lớn Microsoft đã vượt qua Yahoo và Nexcat để gợi ý mua lại thành công sản phẩm của Tony với mức giá 256.000.000 đô la, một số tiền không hề nhỏ Vào thời điểm lúc bấy giờ,

Tony Hsieh cùng các đồng nghiệp thân cận, những người bạn ở LinkExchange cùng nhau chuyển tới sống chung trong một toà nhà và bắt đầu xây dựng thế giới của riêng mình Gây dựng được một quỹ đầu tư với vốn ban đầu 27.000.000 đô, đặt tên nó là Venture Frogs, những chú ếch mạo hiểm. Họ bắt đầu đầu tư vào một loạt các công ty khởi nghiệp về công nghệ cao bao gồm cả Zappos.

Bén duyên với Zappos

Trong quá trình hoạt động, quỹ những chú ếch mạo hiểm, Tony đã gặp Nick Swinmurn, người sáng lập ra trang Zappos.com. Nick đã tiếp cận Tony và trình bày ý tưởng về việc bán giày trực tuyến. Điều đầu tiên khiến nhiều nhà tư bản vốn ngần ngại đầu tư Zappos là chẳng ai sẽ đi mua giày mà không thử nó. Tuy nhiên, Swinmurn đã phát hiện ra rằng những người tiêu dùng có xu hướng đi tìm kiếm những thương hiệu giày nổi tiếng hoặc quen thuộc. Hơn thế nữa, đa số khách hàng đều có những trải nghiệm chẳng vui vẻ gì khi tìm một đôi giày vừa vặn tận ý về màu sắc, kiểu dáng và kích cỡ. Vì thế, chiến lược của Swinmurn là cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, không giới hạn và được mua bán trực tuyến

Hsieh mới đầu còn hoài nghi và gần như đã gạt phăng ý tưởng của Swinmurn nhưng số mệnh đã gắn kết với Zappos sau khi Swinmurn nói trang giày dép tại Mỹ là một thị trường lớn trị giá 40 tỉ đô và 5 trong số đó đã và đang được bán bởi các catalogue đặt hàng qua thư.

Tony Hsieh đã bị thuyết phục và quyết để đầu tư cho ý tưởng táo bạo này Thông qua quỹ Venture Frogs. Chỉ hai tháng sau đó gia nhập Zappos và trở thành giám đốc điều hành, bắt đầu khẳng định thương hiệu của CEO Zappos với 1,6 triệu doanh thu kiếm được vào năm 2000, Zappos bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là giày và trong cuốn sách của mình, Tony Viết Zappos là cả một cuộc phiêu lưu vĩ đại.

Chiến lược phát triển thành hãng bán lẻ giày trực tuyến hàng đầu.

Mô hình của Zappos phụ thuộc vào các thương hiệu giày. Nhiều thương hiệu, thậm chí miễn cưỡng hợp tác với một trang web bán hàng còn non trẻ vì sợ nó không xứng tầm hình ảnh của họ. Cùng với thực tế rằng Zappos, chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận đơn hàng rồi sau đó bàn giao mọi thứ cho bộ phận kho của thương hiệu

Zappos gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Họ cũng hơn một lần đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tiền bạc. Tony Hsieh thậm chí đã phải bán đi căn hộ yêu thích của mình để duy trì hoạt động, Zappos quyết định di chuyển trụ sở làm việc từ San Francisco tới Las Vegas bởi ở đó họ có thể dễ dàng mở rộng trung tâm chăm sóc khách hàng.

Điều thú vị là đã có tới 70 trên 90 nhân viên Zappos thời điểm đó đồng ý chuyện tới Las Vegas cùng công ty chuyển tới đây. Đa phần họ chẳng có bạn bè nên họ cùng làm việc, cùng giải trí và tạo nên một mạng lưới xã hội mới và chuyên biệt. Đây cũng là khoảng thời gian Zappos dành ưu tiên số một cho việc xây dựng văn hoá Công ty. Zappos nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công với mức doanh thu trung bình năm 2008 đạt gần 1 tỷ đôla cùng với một đội ngũ nhân viên khoảng hai ngàn người. Sự tăng trưởng thần kỳ này có sự đóng góp của một đường lối chiến lược độc đáo, trái ngược hẳn với các doanh nghiệp thành công khác, quan trọng nhất là tư duy táo bạo của Hsieh, Khách hàng được ưu tiên trước nhất, sau đó mới tới lợi nhuận

Zappos không dựa vào quảng cáo cho tăng trưởng Họ chủ yếu dựa vào truyền miệng để mở rộng kinh doanh và nó đã rất hiệu quả. Cam kết của công ty đối với dịch vụ khách hàng ngày càng sâu sắc hơn. Tony Hsieh nói rằng trong khi rất nhiều công ty đang cố gắng giảm thời gian dành cho việc tương tác với khách hàng, Zappos lại tạo ra nhiều kênh để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tương tác với họ qua điện thoại, live chat, Twitter.

Thành công của Zappos là dựa trên 4 yếu tố:

  • Thứ nhất, tập trung vào dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng
  • Thứ hai là tập trung vào khách hàng cũ có tới 75 % doanh thu của họ khách hàng cũ
  • Tthứ ba là tạo ra sự truyền miệng không phải bằng quảng cáo
  • Cuối cùng là luôn lắng nghe khách hàng nhiều nhất có thể.

Năm 2009, doanh thu Zappos tăng lên 1 tỉ đô la bị chinh phục bởi thành công của Zappos, Amazon một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ tập trung vào thư điện tử điện toán đám mây, phát triển trực tuyến kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo đã bất ngờ thông báo mua lại Zappos.com với một thoả thuận trị giá khoảng 1,2 tỷ đô.

Trong thông báo cho tất cả nhân viên về việc Amazon mua lại Zappos, Tony chia sẻ “Chúng tôi đã tìm ra con đường đạt được lợi nhuận, đam mê và mục tiêu của mình. Chúng tôi đã tìm ra con đường mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đây là khởi đầu cho hành trình tiếp theo để thay đổi thế giới của chúng tôi” và thật sự Zappos đã tạo cho một cuộc cách mạng trong việc phân phối giày dép. Cuộc cách mạng mang tên Phân phối niềm hạnh phúc, nơi mà Tony Hsieh và các cộng sự của mình có một môi trường phát triển những ý tưởng, nuôi dưỡng đam mê để đạt được lợi nhuận.

Hsieh được cho là đã có được khoảng 214.000.000 đô la Mỹ từ việc bán giày chưa bao gồm các khoản khác từ việc đầu tư thông qua công ty liên doanh Venture Frogs vì vậy mà anh thường được yêu mến gọi với biệt danh “triệu phú bán giày”.

Tiếp tục cuộc phiêu lưu theo đuổi đam mê

Năm 2009  khi nắm bắt được thị trường Las Vegas dựa trên việc kinh doanh Zappos, Hsieh đã tổ chức một dự án tái phát triển và tái thiết lớn cho trung tâm thành phố Đài Bắc tên là downtown

Dự án đầu tư 350.000.000 đôla Mỹ nhằm xây dựng Las Vegas năng động thu hút các nhà đầu tư hơn, biến đây thành trụ sở của Zappos.com và sau đó là một trung tâm công nghệ lớn của cả nước. Sau khi đã hoàn thành thương vụ chuyển nhượng Zappos, triệu phú giày Tony Hsieh tiếp tục tham gia đầu tư và hãng máy bay phản lực tư nhân JetSuite vào năm 2011 bằng việc không ngần ngại đổ một lúc 7 triệu đô đầu tư vào việc phát triển máy bay phản lực tư nhân siêu nhẹ. Erik More, một nhà đầu tư của Zappos cũng phải nể phục tham vọng với sự quyết tâm của Hsieh mà nói rằng tiền chỉ là công cụ để Tony đạt được mục đích. Nhưng đó không bao giờ trở thành vấn đề với anh ấy. Nếu chỉ có 1.000.000 đô la, anh ấy cũng sẽ dành 999.999 đô la để vực dậy Las vegas năng động, anh ấy vẫn sẽ hạnh phúc với một đô la còn lại trong ngân hàng và ở bên cạnh những người mà anh ấy yêu thương.

Tỷ phú bình dân với cuộc sống giản dị đến khó tin

Sau khi bắn công ty Zappos với mức giá 1,2 tỷ đô thừa sức mua bất cứ căn Penhouse, biệt thự hay thậm chí cả hòn đảo nếu muốn. Tuy nhiên, tỷ phú người Mỹ là lựa chọn một cuộc sống khác. Anh chọn sống trong một ngôi nhà di động gần 23 mét vuông với chi phí chưa đến một ngàn đô mỗi tháng trong trung tâm thành phố, một chiếc ôtô cùng chú lạc đà không bướu của mình tại Las Vegas, Mxy

Quy định của vị CEO này có thể gây ra nhiều tranh cãi, tuy nhiên, với những người đã từng quen biết ăn thì lại không lấy gì làm ngạc nhiên. Hsieh là một CEO đội tiến giản dị, một người chấp nhận làm việc với mức lương 36.000 đô mỗi năm để có thể toàn quyền quyết định Zappos trong thời kỳ đương nhiệm

Theo Hsieh, quan điểm sống của anh là con người phải đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng so với những gì họ nhận được. ở công viên anh có thể nấu ăn cho những người hàng xóm hoặc chơi nhạc để tăng cường tình đoàn kết,

Tony Hsieh không ngần ngại khoe rằng anh chỉ có ba đôi giày trong tủ quần áo của mình. Đã có khoảng thời gian Tony Hsieh mua một đôi giày và đi ròng rã trong hai năm. Đến khi nó rách thì mới mua một đôi khác tương tự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *