Là một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Thảo luôn là cái tên gây được sự chú ý trên thương trường, bắt đầu khởi nghiệp với công việc kinh doanh sắt thép, phân bón. Bà đã kiếm được 1.000.000 đô đầu tiên vào năm 21 tuổi. Với quan niệm đã kinh doanh là phải làm lớn. Vậy nên, dù đang đảm đương hãng hàng không Vietjet, Ngân hàng HD Bank cùng với nhiều doanh nghiệp khác, với người phụ nữ này, chinh phục thị trường thế giới mới là ước mơ lớn nhất.

Cùng Lanhdao.net tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Bảng thông tin tóm tắt về tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Tên đầy đủ Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm sinh 07/06/1970
Cung hoàng đạo Song tử
Tuổi 50
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộc Kinh
Nơi sinh Hà Nội
Chiều cao Đang cập nhật
Được biết tới với CEO Vietjet Air, nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam
Giá trị tài sản ròng 2.4 tỉ USD (03/2020)
Gia đình
Cha mẹ Đang cập nhật
Anh, chị, em Đang cập nhật
Chồng Nguyễn Thanh Hùng
Con cái Đang cập nhật
Social Profile
Fanpage Facebook Đang cập nhật
Hồ sơ Twitter Đang cập nhật
Hồ sơ Linkedin Đang cập nhật
Hồ sơ Instagram Đang cập nhật
Hồ sơ Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Thị_Phương_Thảo
Trang web Đang cập nhật
Youtube Chanel Đang cập nhật

Cô sinh viên khởi nghiệp với vốn liếng là chữ Tín

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7 tháng 6 năm 1970 trong một gia đình Hà Nội gốc. Năm 17 tuổi, bà đi du học đại học ngành Kinh tế Tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với bảng thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm.

Khi còn là sinh viên năm hai, bà đã bước vào thương trường Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng tìm cách đưa các mặt hàng vốn là thế mạnh của Đông Âu như phân bón, sắt thép, thiết bị về bán tại Việt Nam.

chân dung nguyễn thị phương thảo
Chân dung Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ tỉ phú đầu tiên của Việt Nam

Có một điểm đặc biệt sau này trở thành đặc tính kinh doanh của Nguyễn Thị Phương Thảo, đó là bà không có hứng thú làm chuyện cò con. Các công ty người ta chung nhau một container thì cô phải làm một lúc cả trăm công ten nơ, hoặc nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta dùng một toa tàu cô dùng đến cả một đoàn tàu. Nhờ cá tính kinh doanh này, Nguyễn Thị Phương Thảo nhanh chóng thành công. Năm 1992, bà cùng với chồng là doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng thành lập công ty Sovico, tập trung vào các lĩnh vực liên quan tới đầu tư, kinh doanh và tài chính.

Năm 2000, Nguyễn Thị Phương Thảo góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và tại Việt Nam. Tới năm 2003, bà trở thành Tổng giám đốc của Ngân hàng HD Bank. Năm 2004, Nguyễn Thị Phương Thảo một lần nữa thâu tóm và trở thành cổ đông chính của Tập đoàn Địa ốc Phú Long.

Ngoài ra, bà còn thực hiện thương vụ mua bán đình đám khách sạn rồi 5 sao Furama Đà Nẵng từ tay tập đoàn đầu tư nước ngoài rồi từ đó trở thành người Việt Nam đầu tiên chính thức sở hữu hệ thống nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế tại Việt Nam vào năm 2005.

Vượt qua ranh giới

Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1 % dân số được với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình. Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo khi nói về khởi đầu của Vietjet Air trong bài phỏng vấn chuyên đề với giáo sư của Đại học Harvard vào tháng 12 năm 2017. Lúc đó Harvard đánh giá bà là nhân vật truyền cảm hứng trong việc góp phần tạo dựng nên những thị trường cạnh tranh và sôi động trên thế giới. Bài phỏng vấn sau đó được dùng làm tài liệu giảng dạy tại trường đại học danh tiếng này.

Thực tế, trước khi tạo ra một hãng bay có xu hướng bình dân hoá, Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã định xa xỉ hoá đứa con của mình khi muốn lập hãng hàng không năm sao vào những năm cuối thập niên 2000. Tuy nhiên, hiện thực khắc nghiệt về kinh tế thế giới chìm trong khủng hoảng thị trường nặng, định kiến với hàng không tư nhân, hạ tầng, bất cập đã khiến dự định này không thành. Thêm vào đó, sự đổ vỡ trong việc tìm kiếm Liên minh hàng không với ông trùm hàng không giá rẻ châu Á là AirAsia đã khiến bà phải tự lực phát triển hãng hàng không của riêng mình.

Khi VietJet Air lần đầu cất cánh vào năm 2011, những đánh giá về tham vọng của Nguyễn Thị Phương Thảo lại tiêu cực hơn nhiều. Người phụ nữ này phải đối diện với nhiều nghi ngờ từ mô hình kinh doanh, hình ảnh hãng bay và cả phong cách quảng bá thương hiệu với Bikini, điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam.

Vietjet Bikini
Hình ảnh hãng bay Vietjet quảng bá thương hiệu với Bikini từng gây xôn xao dư luận

Những thách thức tiếp theo đến từ thị trường, vì đa số khách hàng mục tiêu của hắn chưa bao giờ đi máy bay để thay đổi. Bà tạo nên hình ảnh VietJet Air gần gũi hơn, xây dựng giá vé rẻ với nhiều chương trình bán vé 0 đồng và đưa vào nhiều công nghệ nhằm tiếp cận khách hàng địa phương.

Thời điểm VietJet Air ra đời, các đối tác, khách hàng và môi trường IT Việt Nam còn rất hạn chế, thị trường còn quen với cách thức mua vé và thanh toán truyền thống thông qua đại lý thay vì qua Internet. Vietjet Air đã phải mang từ châu Mỹ về một giải pháp công nghệ nhằm xử lý vấn đề đơn giản hoá các thủ tục mua vé, thanh toán và check in trên Internet Ki ốt tự động và thiết bị di động.

Điều mà tôi học được từ việc giáo sư của mình là biến những điều phức tạp thành đơn giản bởi chỉ có sự giản dị, vĩ đại nhất mới có khả năng lan toả mạnh mẽ nhất. Kết quả 30% khách hàng của VietJet Air là những người lần đầu tiên đi máy bay và thị phần của hãng tăng nhanh từ 5% năm 2011 lên mức 43% vào năm 2017.

Nữ doanh nhân làm thay đổi thị trường hàng không

Mô hình hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo Kiến tạo và đang theo đuổi là một mô hình lai giữa giá rẻ và truyền thống, bà gọi đó là hàng không thế hệ mới, cụ thể, VietJet được quản trị theo mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác sao cho tối ưu, trong đó gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ để giảm chi phí về con người.

Song khác với mô hình giá rẻ, Vietjet có những dịch vụ riêng của mình nhờ dịch vụ Skyboss, có phòng chờ xe đưa đón. Ngoài ra, hãng còn có thêm lựa chọn cho dịch vụ cao cấp trên chuyến bay để hướng đến đối tượng khách hàng rộng hơn gồm khách hàng có khả năng chi trả cao.

Khiến đối thủ phải thay đổi

Cuối quý III năm 2018, tạp chí Finance cũng xếp VietJet Air vào top 22 hãng hàng không tốt nhất thế giới dựa trên những đánh giá tình trạng hoạt động và sức khoẻ tài chính của công ty này. Lúc này, những con số của Vietjet Air xếp trên nhiều hãng hàng không danh tiếng như Qatar, Airways, Indy Air…

Đội tàu bay của Vietjet tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, bao gồm 64 tàu bay hiện đại với tuổi trung bình trẻ nhất chỉ 2,82 năm. Trung bình cứ hơn một tháng hãng này mở đường bay mới và mỗi ngày hãng vận hành trên 300 chuyến bay, hiện tại VietJet đang áp đảo thị trường hàng không nội địa

Sự phát triển nhanh chóng của vị giác khiến cho các đối tác và thậm chí là đối thủ cũng phải thay đổi để có hiệu quả tích cực hơn. Ngay cả mô hình tài chính của Vietjet cũng được đánh giá là mô hình tài chính táo bạo mà các hãng khác cần phải học hỏi, đó là đặt mua máy bay số lượng lớn, đàm phán có lợi về mặt kỹ thuật và giá so với các hãng khác, sau đó bán lại cho công ty thu mua tài chính và thuê lại máy bay từ Công ty này. Các chuyên gia đánh giá rằng đây là mô hình tài chính hiệu quả, đảm bảo hãng, luôn có đội máy bay lớn, đồng bộ mà không phải chịu gánh nặng nợ.

Mở rộng mục tiêu

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC, Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết đang có nhiều kế hoạch lớn hơn. Bà nói: “VietJet đặt mục tiêu trở thành hãng hàng không đa quốc gia chứ không chỉ là hãng hàng không nội địa”.

Trong khi đó, theo Nikkei, Vietjet có kế hoạch mở rộng mạng lưới trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương trong 5 năm tới và đã ký thoả thuận với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới để mua vé máy bay mới hoàn thành mục tiêu của mình. CEO cũng bày tỏ tham vọng kết nối với các hãng hàng không toàn cầu như Nhật, Hàn, Cata, thậm chí Mỹ, châu Âu nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại.

Nguyễn Thị Phương Thảo đã dẫn dắt VietJet từ hãng hàng không giá rẻ khởi nghiệp ban đầu với số tàu bay ít ỏi đã vươn lên ngoạn mục, trở thành hãng hàng không lớn thứ hai Đông Nam Á khi vượt qua ông lớn Vietnam Airlines và cả AsiaAir và chỉ chấp nhận xếp sau Singapore Airlines.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng việc Vietjet đang đối mặt với thách thức trong thị trường nội địa và quốc tế, nhất là trong bối cảnh hạ tầng hàng không được cho là phát triển chậm và đối mặt với khả năng quá tải. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Phương Thảo lại xem đây như là cơ hội. Bà cho biết Vietjet sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng sân bay nếu có cơ hội.

Những ngọn núi cần chinh phục

Ẩn trong người phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn ấy lại là một tư duy lớn không tưởng từng “Trầy da tróc vảy”, Nguyễn Thị Phương Thảo có lúc tưởng như phải bỏ cuộc tìm đường IPO cho VietJet. Thế nhưng, với quyết tâm làm việc tới cùng và không ngần ngại tới từng cơ quan, ban ngành trình bày nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.

Trái ngọt tới sớm ngay ngày đầu tiên lên sàn cổ phiếu VJC không chỉ giúp bà Thảo một bước trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt mà còn giúp Vietjet Air ngay lập tức gia nhập nhóm doanh nghiệp tỷ đô, nhưng sau ngọn núi này, còn những đỉnh núi khác cần chinh phục và mục tiêu ấy của Nguyễn Thị Phương Thảo là một ngày không xa cổ phiếu Vietjet sẽ có tên trên sàn chứng khoán New York Mỹ.

Để hiện thực hoá mục tiêu đó, lãnh đạo Vietjet mà cụ thể chính là bà Phương Thảo đứng ra ký kết những hợp đồng lịch sử hàng chục tỷ đô gần đây nhất là khi hợp đồng mua 100 tàu bay 737 max200 với trị giá là 12,7 tỷ đô la Mỹ nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều Tiên.

Lễ ký kết mua tàu bay 737max
Nguyễn Thị Phương Thảo bên cạnh TBT Nguyễn Phú Trọng & TT Donal Trump trong lễ ký kết Vietjet mua 100 tàu bay 737max

Trước đó là hợp đồng thuê mua 100 tàu bay trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và hợp đồng mua hơn 100 tàu bay Airbus, trong đó có 20 tàu bay trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Việt Nam

Tỷ phú ngoài cánh cửa

Đến tháng 12 năm 2018, Fobes gọi tên nữ doanh nhân của VietJet trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Bloomberg cũng đánh giá bà là 150 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống nam phi.

Tự nhận mình đã quen với guồng công việc có khi kéo dài tới 24 tiếng mỗi ngày trong suốt 30 năm và luôn bỏ danh tiếng tỷ phú bên ngoài phòng làm việc cũng như ngưỡng cửa nhà, bà cũng chưa bao giờ quan tâm mình kiếm được bao nhiêu tiền. Bà chia sẻ rằng “Mọi người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian cho mọi việc và câu trả lời của tôi là hãy có cách nhìn lãng mạn về các vấn đề, sự lạc quan và óc hài hước. Bởi vì sự nghiệp của một doanh nhân vốn chẳng bao giờ êm ả. Những thách thức chỉ có thể vượt qua nhờ tinh thần và thái độ như thế”.

Vẫn là người phụ nữ của gia đình

Cứng rắn trên thương trường, kiên định trong từng bước đi nhưng Nguyễn Thị Phương Thảo lại được đồng nghiệp nam nể trọng, đồng nghiệp nữ thì ái mộ bởi không chỉ chăm lo cho đời sống nhân viên từ xa mà còn rất gần gũi. Bà không bao giờ từ chối chụp ảnh chung với nhân viên, dù đó là người giản dị nhất trong hàng chục nghìn lao động đang làm việc trong tập đoàn. Lãnh đạo cùng lúc các hãng hàng không Vietjet, Ngân hàng HD Bank và nhiều doanh nghiệp khác đối với nhiều người, có lẽ đã là quá sức tưởng tượng, thời gian dành cho gia đình hắn là xa xỉ, thế nhưng với nữ CEO này, gia đình vẫn là chốn đầm ấm đi về.

Đáp trả những nghi hoặc đâu đó, Phương Thảo tương vô tư chia sẻ rằng bà vẫn dành thời gian lo cho con đi xem phim cùng con lớn, tắm và bế bồng, hát ru con nhỏ. Trước đó, vào năm 2015, Nguyễn Thị Phương Thảo cũng gây chú ý khi báo chí lại được khoảnh khắc Tổng giám đốc VietJet bế một em bé là con của một hành khách lần đầu tiên đi tàu bay. Nhìn nụ cười tươi cùng ánh mắt hạnh phúc ấy, người ta hiểu rằng sau những phút cứng rắn trên thương trường, người phụ nữ có bàn tay sắt này cũng là một người mẹ, người vợ tràn đầy tình yêu thương.

Nguyễn Thị Phương Thảo cũng được biết đến là một CEO rất quan tâm tới hoạt động xã hội, từ thiện. Công việc bận rộn là thế nhưng bà vẫn gác lại mọi việc, dành thời gian thăm và tặng quà, chung vui với gần 600 em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè Thành phố Hồ Chí Minh. Đích thân bà xuống sân khấu tới tận nơi trao quà cho các bé.

Ba mươi năm chinh chiến trên thương trường có lẽ đã cho bà không ít bài học sống còn. Tuy nhiên, với bất cứ ai, dù có đi đâu, làm gì thì gia đình vẫn là thứ thiêng liêng nhất cần phải giữ gìn và quý trọng.

Trên thương trường có thể là những cuộc chiến cân não, nhưng sau tất cả, khi trở về với gia đình thân yêu thì bà lại là một người vợ, người mẹ chăm sóc, vun vén cho tổ ấm của.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *