Một gương mặt mới của Việt Nam được tạp chí Forbes (Mỹ) xếp vào danh sách những người giàu nhất thế giới đó là doanh nhân Nguyễn Đăng Quang. Ông là một tỷ phú tự thân rất kín tiếng và có học vị cao: Tiến sỹ Vật lý hạt nhân – Đại học Vật lý Ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Belarus; Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế Nga Plekhanov – Nga.
Cùng Lanhdao.net tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang trong bài viết dưới đây nhé
Tóm tắt thông tin tỉ phú Nguyễn Đăng Quang
Họ và tên | Nguyễn Đăng Quang |
Sinh năm | 23/08/1963 |
Số CMND | 022948090 |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Quê quán | Quảng Trị |
Nơi cư trú | 79/12B Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. HCM |
Trình độ | Thạc sỹ QTKD Đại Học Kinh tế Nga Plekhanov Tiến sỹ Vật lý hạt nhân – Đại học Vật lý Ứng dụng VIện Hàn lâm khoa học Belarus |
Gia đình | Nguyễn Hoàng Yến (Vợ) Nguyễn Quý Định (mẹ) |
Hồ sơ Wiki | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Đăng_Quang |
Các chức vụ hiện tại |
|
Số cổ phiếu đang nắm giữ |
|
Số cổ phiếu đại diện sở hữu |
|
Nguyễn Đăng Quang là ai?
Nguyễn Đăng Quang (sinh ngày 23/08/1963) quê gốc ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời ông là tỷ phú USD tự thân người Việt được Fobes vinh danh vào tháng 2/2019. Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông cũng là một tỷ phú khởi nghiệp với mỳ gói tại Nga (giống tỷ phú Phạm Nhật Vượng).
Nguyễn Đăng Quang hiện là founder, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Techcombank và là Chủ tịch CTCP dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce.
Hành trình khởi nghiệp bằng mì gói đến tỷ phú đô la
Sự ra đời của Masan
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quảng Trị, từ khi học tập và sinh sống ở Đông Âu, ông Quang đã sớm ấp ủ trong mình những hoài bão làm giàu. Nguyễn Đăng Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 bằng cách bán mì gói cho những người VIệt và cả những người Nga.
Sau một thời gian bán lẻ mì gói, ông đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Sau đó, ông Quang tiếp tục mở rộng đầu tư sang các mặt hàng đậu nành, cà và tương ớt và gặt hái được nhiều thành công. Nguyễn Đăng Quang còn được nhắc đến với danh hiệu là “người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”.
Nếu như tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng khởi nghiệp với mì gói tại Ukraine thì tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cùng các thành viên của mình cũng xây dựng thành công đế chế mì gói hùng mạnh tại Nga.
Lý giải về việc tốt nghiệp chuyên ngành vật lý hạt nhân nhưng lại chọn cách buôn mì gói, chủ tịch Masan chia sẻ: “ Ông không có ý định chọn mì gói nhưng bối cãnh khiến cho ông phải lựa chọn. Khi tình hình kinh tế lúc bấy giờ rấ khó khăn, nhu cầu “no bụng” là rất cấp thiết, vì thế cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.”
Đưa Masan trở về quê nhà
Đến năm 2002, ông Quang quyết định đưa Masan trở về quê nhà, đồng thời, ra mắt nước tương Chin–su. Nguyễn Đăng Quang cùng với doanh nhân Hồ Hùng Anh (đối tác rất thân thiết của ông Quang tại Nga) cũng đã xây dựng Masan Food và đầu tư vào Techcombank.
Tiếp đó, năm 2003 Masan lại cho ra đời thương hiệu nước mắm Chin-su được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Xuất phát điểm từ bán lẻ mì gói, năm 2007, Masan chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này bằng việc ra mắt sản phẩm mì Omachi.
Dưới sự lãnh đạo củaông Quang, Masan Food nay đã phát triển thành Masan Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings), thức ăn chăn nuôi – chế biến thịt (Masan Nutri-Science) và khoáng sản (Masan Resources với nòng cốt là mỏ Núi Pháo).
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường châu Á
Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng của một doanh nhân trở về từ mảnh đất Đông Âu, ông Quang không chỉ nhắm đến thị trường trong nước, mà còn có tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Điều đó đã được Masan thể hiện rõ qua cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Đồng thời Masan cũng tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.
Sau một thời gian nghiên cứu thị trường và thử nghiệm thất bại, tháng 9.2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan. “Chin-Su Yod Thong” đã hiên ngang cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở “thủ phủ của nước mắm”.
Tuy nhiên, Masan cũng gặp không ít các sự cố về chất lượng sản phẩm: vụ bị Chính phủ Nhật thu hồi 18.000 chai tương ớt Chinsu ngày 8/4/2019; nước tương Chinsu chứa 3MCPD,.. Mặt khác, người tiêu dùng cũng ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cũng khiến sức tiêu thụ của ngành hàng tiêu dùng dần trở nên có chọn lọc hơn.
Những con số “biết nói” từ gã khổng lồ Masan
Xuất phát điểm là một công ty nhỏ sản xuất mì gói, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã vươn lên chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.
Năm 2015, tập đoàn Masan có hơn 10 ngàn nhân viên, đạt doanh thu thuần trên 30 ngàn tỉ đồng, tăng kỷ lục 90% so với năm trước đó. Tháng 6/2016, giá trị thị trường của Masan Group đạt mức 51.000 tỷ đồng, khoảng 2,4 tỉ USD.
Năm 2018, Masan Group ước đạt doanh thu thuần vào khoảng 45.000-47.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận thuần mang về cho cổ đông dự tính cũng đạt 3.400 – 4.000 tỷ, tăng 10-30%.
Nếu tính thương vụ góp vốn hồi tháng 1/2019, khi tập đoàn Singha của Thái Lan bỏ 650 triệu đô la Mỹ để sở hữu 14,3% cổ phần trong Masan Consumer Holdings và 33,3% của Masan Brewery, hai công ty thuộc Masan Group, thì chỉ riêng Masan Consumer đã được định giá 4,5 tỉ USD.
Tháng 12/2019 cũng là thời điểm Masan chứng kiến nhiều sự kiện biến động khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+, nông trường VinEco từ tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bên cạnh đó, Masan cũng vừa thành lập công ty con Masan HPC ngày 20/12, đồng thời, chào mua công khai với mục tiêu thâu tóm hãng bột giặt NET (NETCO).
Tập đoàn Masan đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt giá trị vốn hóa thị trường bằng 10% tổng giá trị quốc nội của Việt Nam, ước tính khoảng hơn 20 tỉ đô la Mỹ.
Khối tài sản kếch xù của ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang
Đầu tháng 3/2019, tạp chí Forbes đã chính thức công bố danh sách tỷ phú đô la thế giới, trong đó có ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group. Theo tạp chí này, ông Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD, xếp vị trí 1717 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Việc xác định giá trị tài sản các tỷ phú trên thế giới của Forbes được kết hợp từ các phương pháp tính toán khác nhau. Bao gồm việc định giá tài sản của các tỷ phú dựa trên giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị, các bất động sản và trừ đi số nợ của họ.
Trước đó, ngày 11/12, khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang giảm xuống dưới 1 tỷ USD khiến chủ tịch Masan rời danh sách tỷ phú USD. Lý do ong bị loại khỏi sanh sách được giới phân tích cho rằng thời gian gần đây giá cổ phiểu của Masan giảm sâu sau thương vụ sáp nhập VinCommerce và VinEco.
Tuy nhiên, theo thống kê cập nhật của Forbes tính đến sáng 31/12/2019, khối tài sản của Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD.
Hiện tại, chủ tịch Masan đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group. Ngoài ra, vợ ông là bà Nguyễn Hoàng Yến và mẹ là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 7,3% vốn điều lệ của Masan Group.
Như vậy, mặc dù không trực tiếp nhưng thông qua các công ty liên quan và người thân, ông Quang đang nắm giữ gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.